“Khi đó, tôi nói với gia đình rằng, mình muốn mở một quán ăn nhỏ nên đã vay mượn bạn bè tiền để đầu tư làm ăn. Tuy nhiên, đối tượng tôi tìm hiểu lại là một người trong đường dây kinh doanh đa cấp. Cô ta chỉ muốn lợi dụng chứ không hề yêu thương tôi. Sau hơn một năm, tôi trở về quê, đến vé xe cũng phải nhờ người nhà mua giúp”, anh Chu chua chát nói.
Do cảm thấy hẹn hò qua mạng không ổn, người nhà anh Chu liền nhờ người mai mối giúp. Đến tháng 5/2020, anh Chu đã đi đăng ký kết hôn với cô Hoàng, một người kém mình 10 tuổi.
![]() |
Anh Chu. (Ảnh: Redstar). |
“Người mai mối nói cô ấy là người thật thà. Chúng tôi tìm hiểu được ba tháng, nhưng thời gian nói chuyện không nhiều. Trước khi kết hôn, tôi không được biết về tình trạng sức khỏe của vợ, chỉ biết rằng cô ấy phải uống thuốc để trị bệnh mỗi ngày”, anh Chu cho biết.
Để chuẩn bị cho việc kết hôn, Chu đã vay người thân, họ hàng hơn 10 vạn Nhân dân tệ (350 triệu VNĐ). Trong đó, 6 vạn tệ được dùng làm sinh lễ cho nhà gái, số còn lại để mua trang sức và chuẩn bị tiệc cưới.
Kết hôn chưa lâu, anh phát hiện vợ mình có những biểu hiện bất thường. “Ban đêm cô ấy không ngủ mà thường đi lại trên đường. Vừa đi cô ấy vừa hét lên: "Sợ quá, sợ quá". Tới khi kiểm tra lọ thuốc của vợ, tôi mới phát hiện cô ấy mắc bệnh tâm thần nặng”, Chu nói với phóng viên tờ QQ.
Sau đó, gia đình anh Chu đã tìm bên thông gia để hỏi về bệnh tình của cô Hoàng, nhưng người nhà cô Hoàng chỉ giải thích rằng: “Chứng bệnh trên không nghiêm trọng, chỉ cần uống thuốc”. Cảm thấy bản thân bị lừa, anh Chu liền đệ đơn yêu cầu tòa án cho ly hôn.
Tuy nhiên tòa án quận Đại Túc, TP Trùng Khánh, vào tháng 12/2020, đã bác đơn khiếu nại của anh Chu, bởi họ cho rằng dù cô Hoàng đã mắc bệnh tâm thần trước khi kết hôn, nhưng lại không hề có triệu chứng nặng. Luật pháp Trung Quốc cũng không có điều khoản nào quy định bệnh tâm thần thì không thể lấy chồng.
Ngoài ra, việc anh Chu và cô Hoàng cùng đi tới cơ quan đăng ký kết hôn là điều chứng tỏ hai bên đều tình nguyện. Do vậy, không có căn cứ chứng minh cô Hoàng mắc chứng tâm thần tại thời điểm đi đăng ký.
Nên tòa kết luận, cuộc hôn nhân của Chu-Hoàng hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật và có giá trị về mặt pháp lý.
Luật sư Hùng Húc, Công ty luật sư Hữu Bang có trụ sở ở TP Bắc Kinh, Trung Quốc nhận định, vụ việc của anh Chu đã để lộ ra một số bất cập trong vấn đề hôn nhân ở nước này.
“Vụ của anh Chu cho thấy, việc khám bệnh trước hôn nhân là cần thiết để có thể tránh trường hợp phát hiện ra vợ hoặc chồng mắc bệnh hiểm nghèo sau khi kết hôn. Để làm được điều này, các ngành chức năng cần đẩy mạnh vận động khám sức khỏe trước hôn nhân cho các cặp đôi”, luật sư Hùng nói với tờ QQ.
Tuấn Trần
Trong thời gian chuẩn bị hôn lễ, người đàn ông mới phát hiện, bạn gái thực ra là vợ của một đồng nghiệp.
" alt=""/>Chi hàng trăm triệu kết hôn, chàng trai bị lừa cưới vợ mắc bệnh tâm thầnCác công dân Việt Nam được đưa tới bệnh viện sở tại để điều trị, một số người đã xuất viện.
Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát sự việc, thăm hỏi công dân bị thương và triển khai biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.
Nhưng giờ đây, quy định này đã được khuyến khích xoá bỏ vì vi phạm quyền con người và quyền riêng tư của mỗi cá nhân.
Động thái này của Hội đồng giáo dục tỉnh Saga nhằm đáp lại nỗi lo ngại về các quy tắc không cần thiết mà ban đầu được thiết lập nhằm mục đích thúc đẩy một môi trường giáo dục tốt hơn.
Các trường trung học phổ thông và trung học cơ sở do tỉnh này quản lý cũng như các ngôi trường đặc biệt đang được hướng dẫn để xem xét lại quy định đã lỗi thời này.
Tính đến ngày 24/3, 46 trường học đã xoá bỏ hoặc thay đổi một số quy định được đánh giá là thái quá và không hợp lý.
Ông Yuji Ochiai - người đứng đầu hội đồng giáo dục tỉnh, phát biểu trong một cuộc họp: “Tôi tin rằng những quy định đang được sửa đổi theo cách phù hợp hơn. Chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu các trường cập nhật lại các quy định phù hợp với xu hướng của thời đại”.
Sau khi xem xét, đã có 14 trường bỏ quy định kỳ quặc về màu sắc của đồ lót đã tồn tại vài chục năm qua.
![]() |
Nhiều trường học ở tỉnh Saga, Nhật Bản quy định học sinh phải mặc đồ lót màu trắng trong hàng chục năm nay. |
Trước đó, Hiệp hội Luật sư Saga đã xem xét lại các quy định về quản lý học sinh tại các trường thuộc quản lý của tỉnh. Sau đó, cơ quan này đã đệ trình một đề xuất cải cách lên hội đồng giáo dục tỉnh vào tháng 11 năm ngoái.
Về quy định màu sắc đồ lót, các giáo viên thậm chí còn được yêu cầu kiểm tra xem học sinh có thực hiện đúng quy định này hay không và đây được coi là hành vi vi phạm nhân quyền.
Theo tìm hiểu, một luật sư đã hỏi 4 học sinh nam và 4 học sinh nữ về "quy định đồ lót màu trắng". Các em đều xác nhận rằng nhà trường đã kiểm tra việc thực hiện quy định này bằng cách yêu cầu “học sinh nữ lộ dây áo ngực để xác định màu sắc của chiếc áo”.
Trong số các quy định được coi là đi ngược lại với quyền con người đã bị xoá bỏ còn có quy định về màu tóc tự nhiên, quy định dùng khăn che chân và quy định chỉ được mang 1 con thú bông trong cặp.
Tuy nhiên, một số quy định gây tranh cãi khác vẫn chưa được xoá bỏ. Trong số 24 trường “về cơ bản cấm học sinh làm việc bán thời gian” thì có 16 trường vẫn duy trì lệnh cấm này một cách nghiêm túc. Tương tự, 14 trong số 28 trường tiếp tục cấm học sinh “tự ý ngủ qua đêm ở đâu đó mà không có người giám hộ đi cùng". 26 trong số 39 trường không thay đổi quy định “cấm uốn, tẩy, nhuộm và làm các kiểu tóc kỳ dị”.
Một quan chức của hội đồng giáo dục cho biết: “Về nguyên tắc, ban giám hiệu có thể tự mình đánh giá và quyết định nhưng chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục khuyến khích họ tiến hành cải cách liên tục”.
Hội đồng giáo dục tỉnh Saga cũng khuyến khích các trường mời học sinh và phụ huynh tham gia vào các cuộc thảo luận thay đổi quy định trong trường học.
Xem thêm video: Kinh ngạc người máy khổng lồ do Nhật Bản chế tạo
Đăng Dương(Theo The Asahi Shimbun)
“Khi tôi còn đi học, tôi hiểu rằng nếu bây giờ bạn lắng nghe những đàn anh lớn tuổi của mình, thì khi bạn có tuổi, mọi người sẽ lắng nghe bạn”.
" alt=""/>Quy định 'đồ lót màu trắng' của nhiều trường học Nhật Bản bị chỉ trích